Image default
Tư vấn

Tội kinh doanh trái phép bị xử lý như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều mảng kinh doanh với nhiều mặt hàng, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những đơn vị thực hiện việc kinh doanh theo đúng cam kết thì vẫn còn nhiều cơ sở có nhiều lỗ hổng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tội kinh doanh trái phép qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn nhé!

1. Thế nào là kinh doanh trái phép?

Kinh doanh trái phép là hành vi phạm pháp

Kinh doanh trái phép được hiểu là hành vi không có giấy phép đăng ký kinh doanh, hoặc kinh doanh những mặt hàng không đúng với nội dung đã đăng ký. Do đó, trước khi thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nào đó chủ cơ sở cần xin giấy phép kinh doanh.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì những hoạt động thương mại dưới đây sẽ không phải đăng ký kinh doanh:

  • Mua bán hàng rong không có địa điểm cố định
  • Buôn bán vặt những vật dụng hoặc cửa hàng nhỏ lẻ, không cố định về địa điểm. Những quán nhỏ bán các mặt hàng thực phẩm như bánh, đồ ăn nhanh, nước uống cũng sẽ không phải đăng ký kinh doanh.
  • Trường hợp buôn bán các mặt hàng từ nơi khác về theo từng chuyến để cũng được miễn.
  • Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh,… mà không có địa điểm cố định hoặc quy mô nhỏ lẻ sẽ không phải đăng ký kinh doanh.

Tội kinh doanh trái phép thể hiện ở ba hành vi chính đó là: Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký và trường hợp không có giấy phép.

Việc đăng ký kinh doanh được quy định theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh. Nội dung áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, những hộ kinh doanh độc lập hoặc các loại hình công ty.

Vì vậy, trước khi kinh doanh mặt hàng nào đó bạn hãy tìm hiểu xem liệu lĩnh vực mình đang theo với quy mô và địa điểm như vậy có phải đăng ký kinh doanh không nhé!

>> Xem thêm: Bỏ túi 5 món phụ kiện nhất định phải mang khi đi du lịch cho nàng thêm xinh

2. Tội kinh doanh trái phép xử lý như thế nào?

Mức phạt của hành vi kinh doanh trái phép sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm

Đối với những cơ sở kinh doanh không đúng theo như lĩnh vực đã đăng ký hoặc không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.

Cụ thể, tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

Với những đối tượng, cơ sở kinh doanh không đúng với hạng mục đã đăng ký kinh doanh hoặc không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng 50 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ 2 năm:

  • Những trường hợp tái tái phạm hoặc phạm một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự.
  • Những mặt hàng không được phép kinh doanh có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.

Với những trường hợp phạm tội kinh doanh trái phép một cách có tổ chức, lợi dụng danh nghĩa của một cơ quan tổ chức nào đó để kinh doanh, làm giả cơ sở kinh doanh (một tổ chức ảo), thu lợi nhuận bất chính hoặc kinh doanh mặt hàng phạm pháp có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Ngoài ra, để biết thêm chi tiết về các trường hợp đặc biệt thì bạn hãy tham khảo thêm trong Bộ luật hình sự.

Với những chia sẻ về tội kinh doanh trái phép như trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.

Để biết thêm chi tiết hoặc muốn được tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí mời bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Tội kinh doanh trái phép bị xử lý như thế nào?

>> Có thể bạn quan tâm: Casio Protrek – Chiếc đồng hồ cho dân phượt cực kì cá tính

Related posts

Tham khảo chi phí du lịch Cù Lao Xanh 2 ngày 1 đêm

Nguyễn Bích Liên

Quy trình nộp hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu năm 2024

Nguyễn Bích Liên

Những món quà ngày Valentine làm bạn gái bất ngờ!

Nguyễn Bích Liên

Leave a Comment