Keo epoxy là một trong những sản phẩm nhận được sự yêu thích từ nhiều người hiện nay bởi sự đa năng của nó trong ứng dụng của mọi lĩnh vực cuộc sống. Vậy, bạn đã thật sự hiểu về loại keo này chưa? Nếu vẫn còn sự thắc mắc về dòng sản phẩm này, hãy cùng chúng tôi phân loại keo epoxy và tìm hiểu về những đặc trưng riêng, ứng dụng của dòng sản phẩm này nhé!
1. Khái niệm keo epoxy
Trước khi phân loại keo epoxy, hãy cùng tìm hiểu xem keo epoxy chính xác là sản phẩm như nào và có cấu tạo gì nhé! Keo epoxy được cấu tạo từ phản ứng polyme hóa của 2 thành phần là nhựa resin và chất làm cứng hardener. Nhựa resin khi được pha trộn với chất xúc tác phù hợp sẽ phản ứng và dần hình thành quá trình khô. Sự khô keo này cũng là quá trình mà các dải phân tử hóa học chủ động phản ứng hóa học, từ đó, gây ra phản ứng tỏa nhiệt. Độ bền chắc, khả năng kết dính của keo epoxy cũng được quyết định phần lớn bởi mối liên kết cộng hóa trị của nhựa resin và chất xúc tác này.
Ngoài ra, keo epoxy còn có tên gọi khác là epoxy resin, cũng bởi chính cấu tạo của nó mà ra. Bên cạnh đó, tùy vào ứng dụng, loại keo này sẽ được gọi bằng những tên gọi khác nhau.
2. Phân loại keo epoxy
Về phân loại, keo epoxy thường được chia ra làm 2 loại chính: keo epoxy 1 thành phần và keo epoxy 2 thành phần. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, ứng dụng và tính năng khác nhau riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay trong phần dưới đây nhé!
2.1. Keo epoxy 1 thành phần.
Với cách phân loại keo epoxy này, keo epoxy sẽ được chia theo cấu tạo thành phần. Đầu tiên, chúng ta sẽ có keo epoxy 1 thành phần. Đây là loại keo đã có sẵn thành phần chất làm cứng hardener (chất xúc tác), vì vậy, chỉ cần sử dụng nhiệt độ ở mức trung bình (cao hơn một chút so với nhiệt độ môi trường) là keo đã có thể được sấy khô. Đồng thời, giúp cải thiện hiệu quả khả năng kết dính và hạn chế được các lỗi xảy ra do bị giữ khí.
Bên cạnh đó, so với keo epoxy 2 thành phần, keo epoxy 1 thành phần có tốc độ khô nhanh hơn, đây cũng là lý do mà loại keo này còn được gọi dưới cái tên “keo dán nhanh”, “keo epoxy khô nhanh”. Đây cũng là một trong những ưu điểm của dòng keo 1 thành phần, giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian thi công.
>> Bài viết nổi bật:
- [Góc hỏi đáp] Cách tính định mức sơn sàn Epoxy đạt chuẩn ?
- Sơn ngoại thất và những điều có thể bạn chưa biết
2.2. Keo epoxy 2 thành phần
Khác với keo 1 thành phần, keo epoxy 2 thành phần lại có cấu tạo tách riêng, thành phần đóng rắn và nhựa resin của keo được tách riêng. Đặc trưng lớn nhất của loại keo này là nhiệt độ khô của keo, bên cạnh đó, tốc độ khô và thời gian hoàn thiện thi công cũng có thể được điều chỉnh một cách hợp lý bởi nhiệt độ.
Quá trình khô của keo epoxy 2 thành phần sẽ được diễn ra khi mối kết dính được tiếp xúc với nhiệt độ môi trường xung quanh, tuy nhiên, bạn cũng có thể đẩy nhanh sự diễn biến của quá trình này qua việc sử dụng nhiệt độ cao hơn để tác động. Việc sử dụng nhiệt độ cao này mặt khác cũng giúp cải thiện hơn các mối liên kế trong keo, đẩy mạnh tính vượt trội và khả năng chống chịu với nhiệt độ được hiệu quả và tối ưu hơn.
3. Ứng dụng của keo epoxy
Đi cùng với phân loại keo epoxy, là tính vượt trội trong các ứng dụng của keo epoxy, dưới đây là một số ứng dụng đặc trưng nhất của dòng sản phẩm này:
Ứng dụng trong quy trình chống thấm, dột, xử lý các vết nứt vỡ bề mặt trên mái nhà, cụ thể là mái tôn, mái ngói, dán các vết nứt, hở trên bề mặt kim loại, nhựa, bê tông,… Hàn gắn các vết nứt vỡ, đảm bảo sự an toàn khi sử dụng các thiết bị vệ sinh, nhà bếp, ….
Ứng dụng linh hoạt, có thể áp dụng trên cả các bề mặt bằng kính, chất liệu gốm sứ, giúp cố định máy móc trên sàn bê tông.
Có thể ứng dụng trên cả các vật liệu tự nhiên như đá hoa cương, cao su cứng, dùng trên bề mặt keo dán đá tự nhiên, tạo kích thước lớn đơn giản mà không cần ke móc.
Trên đây là một số kiến thức về phân loại keo epoxy mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn được những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về dòng sản phẩm độc đáo và đa năng này.
>> Xem thêm về bảng báo giá sơn sàn công nghiệp tại: https://sonjymec.com/bao-gia-son-san-cong-nghiep-tot-nhat-hien-nay.htm